Bột màu oxit sắt hay còn gọi là bột màu công nghiệp, được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay; đặc biệt trong ngành công nghiệp làm gốm sứ.
Bột màu oxit sắt là vật liệu không thể thiếu trong ngành gạch ngói, gốm sứ không nung
Các chất oxit sắt bao gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 được sử dụng làm chất trợ chảy và tạo màu cho men. Mỗi loại chất có đặc điểm và tính chất riêng nên có tính ứng dụng khác nhau.
– FeO là chất rắn màu đen, không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy 1370°C. FeO là một chất nóng chảy mạnh. Vì vậy, nó được sử dụng làm chất trợ chảy, có thể thay thế cho CaO và PbO. Hầu hết các loại men khi nung chảy sẽ có độ hòa tan sắt (II) cao hơn khi ở trạng thái rắn.
– Fe2O3 là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy 1.556°C. Fe2O3 là một oxit khó nóng chảy. Trong môi trường nung khử, Fe2O3 dễ dàng bị khử thành FeO bởi Cacbon; hoặc các hợp chất của lưu huỳnh và trở thành chất trợ chảy.
– Fe3O4 (oxit sắt từ) là hỗn hợp bao gồm Fe2O3 và FeO. Fe3O4 là chất rắn màu đen, không tan trong nước và có từ tính. Sau phản ứng chuyến đổi không hoàn toàn nó thể cho dạng khoáng vật, kết tinh tự nhiên có màu nâu; dùng để tạo đốm nâu trong men. Ngoài ra nó còn giúp giảm rạn men (hàm lượng sử dụng dưới 2%).
Tác dụng của bột màu vô cơ trong quy trình làm gốm sứ không nung:
- Chất màu trong quá trình tạo men gốm, làm màu sắc của gốm thêm phong phú; được gọi chung là bột màu oxit sắt. Bột màu oxit sắt là thành phần quan trọng trong quá trình tạo ra các sản phẩm gốm; tạo nên các màu sắc bắt mắt cho sản phẩm gốm.
- Bột màu sắt oxit thêm vào trong quá trình sản xuất men gốm kết hợp với lò nung, nhiệt độ nung… và đi kèm với một số kim loại khác mà cho ra màu sắc tương ứng. Bảng màu sắc cơ bản của bột màu oxit sắt là đen, nâu đỏ, đỏ cam oxit, màu xanh dương, màu xanh lá cây... Các màu này khi kết hợp với nhau lại biến đổi thêm các dạng màu khác; tạo nên sự phong phú cho bảng màu của gốm sứ.
- Nhóm sắt oxit có thể thay đổi màu sắc, thể trạng khi môi trường lò, nhiệt độ nung và thời gian nung thay đổi. Ngoài ra, khi sắt oxit kết hợp với các thành phần hóa học của men gốm / thủy tinh; cũng tạo nên màu sắc, thể trạng khác nhau.
- Nhờ có bột màu đem lại sự phong phú về màu sắc của sản phẩm gốm; đem lại giá trị kinh tế lớn cho ngành gốm sứ thủy tinh.
Nguyên lí hoạt động của bột màu làm gốm sứ không nung
Men gốm đẹp hay không phụ thuộc ít nhiều vào bột oxit sắt phản ứng hóa học.
Oxit sắt là chất trợ chảy và tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm. Như đã nói ở trên, màu tạo ra sẽ phụ thuộc vào môi trường lò, nhiệt độ nung, thời gian nung và thành phần các chất có trong men.
Khi lò nung đạt đến điểm nóng chảy của FeO, nó sẽ tan chảy và trở thành chất trợ chảy. Fe2O3 cũng dễ dàng bị khử bởi canxi oxit và chì oxit trong môi trường nung khử và trở thành FeO, có tác dụng trợ chảy tương tự.
Trong môi trường nung oxi hóa với nhiệt độ từ 700-900°C, Fe2O3 không bị khử và cho màu men từ hổ phách đến vàng khi hàm lượng trong men là 4%; cho men màu da rám nắng nếu hàm lượng là 6% và màu nâu nếu hàm lượng cao hơn.
Màu đỏ do Fe2O3 tạo thành sẽ biến đổi đến đỏ sậm và nâu theo điều kiện nhiệt độ tăng dần.
Thành phần các chất trong men cũng sẽ có những tác động đến màu của men, cụ thể:
- Kẽm làm xấu màu của sắt.
- Titan và rutil (dioxit titan) với sắt có thể tạo hiệu quả đốm hay vệt màu rất đẹp.
- Trong men khử có oxit sắt (III), men sẽ có màu từ xanh Thổ đến lục nhạt.(khi men có hàm lượng soda cao, có oxit bo).
- Trong men chứa calcia, oxit sắt (III) có khuynh hướng cho màu vàng. Trong men kiềm cho màu từ vàng rơm đến nâu vàng.
- Men chì nung thấp, men kali và natri có màu đỏ khi thêm sắt (III) oxit (không có Bari)
Quý khách có nhu cầu tư vấn và đặt hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH KHOÁNG SẢN ĐÁ VÔI HÀ NAM
☎️ Hotline: 0904.618.922 – 0904.687.922
✉️ Email: sales2.davoihanam@gmail.com
📍 Địa chỉ 1: KCN Kiện Khê – Thanh Liêm – Hà Nam
Địa chỉ 2: KĐT Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội
🌐 Website: https://davoihanam.vn/
https://khoangsanhanam.vn
https://soitrangtri.com.vn
https://soidasanvuon.vn/
https://soidatrangtri.vn
🔎 Facebook: https://www.facebook.com/khoangsanhanam/